Phân biệt: Công cụ hỗ trợ và trang thiết bị hỗ trợ bảo vệ

Có rất nhiều người thường hiểu rằng, công cụ hỗ trợ lực lượng bảo vệ và trang thiết bị trang bị cho lực lượng bảo vệ là 1. Vậy, thực tế vấn đề này như thế nào? Những yêu cầu đối với người sử dụng các loại công cụ và trang thiết bị này ra sao? Cùng Bảo Vệ VAS tìm hiểu tại bài viết này nhé.

Công cụ hỗ trợ bảo vệ và trang thiết bị hỗ trợ có phải là một không?

Trong quá trình triển khai các nghiệp vụ bảo vệ mục tiêu, đội ngũ bảo vệ thường được trang bị các công cụ hỗ trợ cũng như các thiết bị chuyên dụng. Và quá quá trình khảo sát thực tế chúng tôi nhận thấy có rất nhiều bảo vệ thường nhầm lẫn giữa công cụ hỗ trợ lực lượng bảo vệ và trang thiết bị hỗ trợ lực lượng bảo vệ. Vậy, thông qua bài viết này Bảo Vệ VAS xin được khẳng định chắc chắn với quý vị rằng công cụ hỗ trợ và trang bị là hoàn toàn khác nhau. Cách sử dụng và tiêu chuẩn dành cho 2 loại cũng sẽ khác nhau.

Phân biệt Công cụ hỗ trợ và trang thiết bị hỗ trợ bảo vệ

Công cụ hỗ trợ và trang bị bảo vệ là hoàn toàn khác nhau

Các trang thiết bị đơn giản là các thiết bị được trang bị cho bảo vệ để sử dụng hàng ngày mà không cần phải có chứng chỉ nghiệp vụ sử dụng. Còn các công cụ hỗ trợ chuyên dụng thì bắt buộc phải có giấy chứng nhận sử dụng mới được phép sử dụng.

Các loại công cụ hỗ trợ bao gồm những gì?

Theo quy định của pháp luật hiện hành tại “Khoản 1, Điều 3, Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ” các loại công cụ hỗ trợ bao gồm: Súng, phương tiện xịt, lựu đạn, dùi cui, khóa số tám, bàn chông, dây đinh gai; áo giáp, găng tay, lá chắn, mũ chống đạn; thiết bị áp chế bằng âm thanh, động vật nghiệp vụ và công cụ hỗ trợ có tính năng, tác dụng tương tự.

Tuy nhiên, đối với lực lượng bảo vệ thì không phải được dùng toàn bộ các công cụ trên mà chỉ được dùng các công cụ được quy định tại điểm a, khoản 3, điều 9, thông tư 17/2018/TT-BCA như sau:

  1. Dùi cui điện
  2. Găng tay bắt dao
  3. Dùi cui cao su
  4. Dùi cui kim loại

công cụ hỗ trợ lực lượng bảo vệ chuyên nghiệp

Bộ công cụ hỗ trợ dành cho lực lượng bảo vệ chuyên nghiệp

Ngoài ra, trong 1 vài trường hợp đội ngũ bảo vệ có thể được trang bị súng. Súng đề cập ở đây là các loại súng bắn điện hoặc súng bắn đạn nổ, cao su hoặc hơi cay không gây sát thương nặng cho người khác. Tuy nhiên việc sử dụng súng sẽ có những quy định rất nghiêm ngặt. Cụ thể đó là trong các trường hợp như sau mới được sử dụng súng:

Thực hiện nhiệm vụ:

  • Bảo vệ cơ quan nhà nước
  • Công trình quan trọng về quốc phòng an ninh, kinh tế, văn hóa, ngoại giao; trên tàu hỏa; ngân hàng; khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất.

Và điều quản trọng là để sử dụng được các công cụ hỗ trợ trên thì bắt buộc đội ngũ bảo vệ phải có đầy đủ chứng chỉ sử dụng công cụ hỗ trợ thì mới được sử dụng. Điều này quý vị hết sức lưu ý.

Các loại trang thiết bị hỗ trợ bảo vệ bao gồm những gì?

Các trang thiết bị hỗ trợ là các thiết bị được trang bị hàng ngày cho lực lượng bảo vệ. Các trang bị này không cần phải có chứng chỉ sử dụng mà chỉ cần có chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ hợp pháp là có thể sử dụng được. Các loại trang bị này bao gồm:

  • Bộ đàm
  • Đèn pin
  • Máy tuần tra
  • Máy rà kim loại
  • Còi
  • Loa tay
  • Gương cầu lồi

trang bị hỗ trợ lực lượng bảo vệ

Hình ảnh trang bị hỗ trợ lực lượng bảo vệ

Và một số trang bị nhỏ khác nữa chúng tôi sẽ không đề cập tại bài viết này.

Trên đây là toàn bộ thông tin về về phân biệt giữ công cụ hỗ trợ lực lượng bảo vệ và trang thiết bị hỗ trợ cho lực lượng bảo vệ. Hi vọng những kiến thức trên mà chúng tôi cung cấp đến cho quý vị là hữu ích. Ngoài ra, nếu quý vị có nhu cầu tư vấn về dịch vụ bảo vệ chuyên nghiệp có thể tham khảo thông tin chi tiết về các dịch vụ của chúng tôi tại đường link bên dưới:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *